Vì sức khỏe người tiêu dùng

Vì sức khỏe người tiêu dùng
Cà phê sạch

Breaking News

Khô hạn dẫn đến khó khăn cho người trồng cà phê

Sông, suối khô kiệt gần một tháng nay khiến nhiều vùng cà phê bạt ngàn ở Đắk Lắk lâm cảnh lao đao do thiếu nước tưới. Người dân Tp. Buôn Ma Thuột hiện nay đang trong cảnh có nước 24/24h tức là 24 tiếng cắt nước và 24 tiếng có nước…
Giữa trưa nắng chang chang, ông Bùi Đình Công, ở thôn Xuân Hà, xã Ea Đăh, H.Krông Năng (Đắk Lắk), vẫn kiên nhẫn chờ nước mạch rỉ ra đọng lại thành vũng giữa lòng sông lởm chởm đá. Vũng nước chừng 3 m3 được bơm lên tưới cho khoảng chục cây cà phê rồi máy bơm lại nghỉ, chờ nước rỉ ra để hút tiếp. Cứ thế 3 ngày nay, ông Công cố bám lấy lòng sông để cứu những cây cà phê đang khát nước, héo rũ. “Chưa bao giờ sông Krông Năng cạn như năm nay. Mọi năm, sau Tết âm lịch nước vẫn còn chảy đủ tưới vài đợt, nay đã cạn từ đầu nguồn nên ở cuối nguồn này đành chịu cảnh khô kiệt”, ông Công rầu rĩ.

Theo ông Công, để cứu 4 ha cà phê, gia đình ông dự tính mua nước tưới từ một hồ thủy lợi cách đó 1,5 km, mỗi giờ hút nước chuyển về phải trả cho chủ hồ gần 100.000 đồng. Thế nhưng, sau khi tính toán không có điện lưới, còn chạy máy bơm bằng dầu thì chi phí quá lớn nên ông Công từ bỏ ý định.
“Ông Trang Quang Thành, Giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Lắk cho rằng, để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, tránh khô hạn hằng năm, gây thiệt hại như vụ đông xuân này, tỉnh Đắk Lắk đang cần trung ương đầu tư các dự án trồng rừng để giữ nước, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn; xây dựng thêm các công trình thủy lợi lớn, nâng cấp các công trình thủy lợi vừa và nhỏ mới đáp ứng đủ nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt..”
Phía bên này sông Krông Năng, ông Nguyễn Ngọc Sơn, ở thôn Xuân Đạt, xã Phú Xuân, cũng kêu khổ với hạn. Vườn cà phê 1,7 ha của ông Sơn đang héo úa do đầu mùa khô đến nay mới tưới được một đợt, chưa kịp tưới đợt 2 thì con sông dưới chân rẫy đã khô khốc. “Tôi dự định thuê người khoan giếng lấy nước cứu cà phê nhưng đang chần chừ vì vùng này đá nhiều, chỉ sợ khoan tốn kém mà không gặp nước”, ông Sơn trần tình.
Theo ông Lê Rế, Trưởng phòng NN-PTNT H.Krông Năng, cả huyện có trên 26.000 ha cà phê, nhưng các công trình thủy lợi chỉ đủ tưới khoảng 25% diện tích; 50% diện tích tưới bằng sông, suối tự nhiên; còn lại tưới bằng nước giếng khoan, giếng đào. Hiện con sông duy nhất (Krông Năng) chảy qua 7 xã đã khô kiệt, đồng nghĩa với việc một nửa diện tích cà phê của huyện lâm cảnh thiếu nước. Ông Rế cho biết: “Phòng NN-PTNT đang nghiên cứu phương án bơm nước từ hồ Ea Rông 1 đưa về cứu cà phê cho các xã cuối nguồn như Phú Xuân, Ea Đắh, nhưng cũng chỉ đủ nước một đợt tưới, không ăn thua”.
Theo Sở NN-PTNT Đắk Lắk, đến giữa tháng 3, hơn 4.300 ha cây trồng của tỉnh bị khô hạn nặng; trong đó có 3.200 ha cà phê, hơn 1.000 ha lúa đông xuân; thiệt hại ước trên 128 tỉ đồng. Sở này cũng nhận định đến cuối tháng, diện tích khô hạn tăng lên với 15.000 ha cà phê, 5.000 ha lúa; ngoài ra khoảng 6.000 hộ dân ở 6 huyện thiếu nước sinh hoạt.


Read more ...

Nông dân trắng tay với 700ha cafe chết đứng




Nhiều hộ nông dân tại xã Đa Nhim, Đạ Chais, Xã Lát, Đạ Sa, Đưng K’Nớ của thị trấn Lạc Dương và xã Tà Nung (thành phố Đà Lạt) đang điêu đứng với gần 700 ha cà phê cháy khô.



Năm xã thuộc huyện Lạc Dương và xã Tà Nung (TP Đà Lạt), tỉnh Lâm Đồng vừa hứng chịu đợt sương muối làm cây cà phê tại khu vực này bị cháy lá hư hại nặng

Nguy cơ nợ nần

“Năm ngoái cà phê mất mùa, chúng tôi phải bù lỗ gần cả trăm triệu đồng cho việc tưới nước, bón phân...Cứ nghĩ năm nay sẽ cứu lỗ cho năm trước, nhưng không ngờ đợt sương muối cách đây hơn 1 tuần làm tiêu tan hy vọng gỡ lại vốn. Xem như vụ này trắng tay, chúng tôi tiếp tục nợ nần vì đã vay tiền ngân hàng mua phân bón”, nông dân Đà Góut K’Hai ứa nước nước mắt nói. Còn ông Rơ K’Bin (thôn 3, xã Tà Nung, TP Đà Lạt) có 1 ha cà phê đã cháy khô từ giữa thân lên đến ngọn. Nhìn rẫy cà phê của mình đang chết đứng, ông Rơ K’Bin xót xa nói: “Mỗi năm chỉ nhờ vào thu hoạch cà phê này để trang trải cuộc sống gia đình. Thế mà cây cà phê gần như cháy hết rồi lấy đâu tiền mua gạo, nuôi vợ con. Bây giờ tôi chỉ mong chính quyền có kinh nghiệm gì hướng dẫn cho bà con làm sống lại vườn cà phê”. Ông Nguyễn Minh Hùng, Chủ tịch Hội nông dân xã Tà Nung (TP Đà Lạt) cho biết, toàn xã có 22 hộ dân trồng 109 ha cà phê, trong đó có 12 ha cà phê đang ra hoa bị ảnh hưởng đợt sướơg muối vừa rồi. Theo ông Hùng, do thời tiết khô hạn, sương muối tấn công nên nhiều ha cà phê bị cháy khô. Biện pháp mà bà con đang áp dụng là chặt bỏ cành khô, tưới nước nhiều để tạo thành mầm mới, hoặc cắt bỏ thân cây phần trên để lại phần dưới mới hy vọng làm sống lại cây cà phê vào mùa vụ tới.


Nỗ lực khắc phục

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thon tỉnh Lâm Đồng, đợt sương muối từ ngày 10 đến 13/3 đã gây thiệt hại hại trên 600 ha chè, 20 ha rau, dâu tây và thiệt hại nặng nề nhất là cây cà phê tại huyện Lạc Dương, mức độ thiệt hại đối với cây cà phê trên 3 tuổi là 100%. Cây cà phê phải chặt bỏ 1/2 thân cây để tranh thủ ra cành, tạo trái vào vụ tới. Sở khuyến cáo bà con nông dân chặt bỏ cà phê đã cháy khô hoàn toàn, tiến hành trồng lại ngay trong tháng 5 đến tháng 6 năm 2015. Trong thời gian tái canh, bà con nên trồng xen các loại đậu, bắp, khoai môn... vào giữa hàng cà phê để có thêm thu nhập. Còn cây cà phê bị hư hại nhẹ nên cắt bỏ ngay những cành bị cháy càng sớm càng tốt, hoặc cắt sâu cắt bỏ ½ thân cây, thu gom cành, lá và cỏ dại tủ gốc để hạn chế thoát hơi nước. Đồng thời, nông dân tích cực tưới nước, bón phân vào đầu tháng 4/2015 để cà phê tạo thành cành mới. Ngoài ra, bà con trồng bổ sung những cây ăn quả như hồng, bơ, muồng... xung quanh vườn cà phê để chắn gió, làm bóng che hạn chế sương muối tấn công. Sở cũng đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ hỗ trợ cây giống, phân bón cho các hộ dân, trong đó ưu tiên các hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc; chỉ đạo các ngân hàng cho giản nợ đối với những hộ dân có vay vốn chăm sóc cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Theo Zing


Read more ...

Lọa bỏ những công ty cà phê kém chất lượng

Nhiều doanh nghiệp cà phê ở Tây Nguyên phải giải thể do thua lỗ kéo dài và khoán trắng đất đai cho dân sản xuất.
Thực hiện Nghị quyết 30 (năm 2014) của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông lâm nghiệp, sẽ có nhiều doanh nghiệp cà phê ở Tây Nguyên phải giải thể do thua lỗ kéo dài và khoán trắng đất đai cho dân sản xuất.

Toàn vùng Tây Nguyên hiện có 110 doanh nghiệp nhà nước đang quản lý gần 1,14 triệu ha đất. Bên cạnh đó, các đơn vị kinh tế quân đội trên địa bàn cũng quản lý khoảng 80.000 ha đất. 

Theo Nghị quyết 30, năm 2014 của Bộ Chính trị, Nghị định 118 của Chính phủ, tất cả các đơn vị này đều phải thực hiện việc sắp xếp, chuyển đổi, nâng cao hiệu quả hoạt động, nhằm quản lý đất đai tốt hơn và huy động được các nguồn lực để phát triển.


loai-bo-co-so-kem-chat-luong


Ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, qua rà soát bước đầu, việc giữ lại các công ty 100% vốn nhà nước ở Tây Nguyên là rất ít, chỉ còn một vài công ty nông nghiệp trồng, chế biến cao su gắn với thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh, công ty lâm nghiệp có trên 70% diện tích là rừng tự nhiên buộc phải giữ.


Cũng theo ông Tuấn, sẽ có rất ít công ty chuyển đổi theo mô hình TNHH 2 thành viên. Số công ty còn lại đều phải thực hiện cổ phần hóa và có một số lượng lớn công ty sẽ phải giải thể. Đến nay hệ thống văn bản hướng dẫn đã đầy đủ, việc thực hiện sắp xếp chuyển đổi các công ty thành công hay không phụ thuộc vào các địa phương.


Theo đó, các công ty sẽ buộc phải giải thể theo 3 tiêu chí: Doanh nghiệp 3 năm liên tiếp làm ăn thua lỗ; doanh nghiệp được giao khoán nhưng không quản lý được đất đai theo kiểu khoán trắng; Doanh nghiệp quản lý đất có quy mô nhỏ dưới 1.000 ha đối với công ty lâm nghiệp và dưới 500 ha đối với công ty nông nghiệp.


“Nếu áp dụng theo những tiêu chí này thì hầu hết những doanh nghiệp cà phê trên địa bàn sẽ phải giải thể. Do đó, việc giải quyết cần phải có sự phối hợp chặt chẽ và thực hiện quyết liệt, trước hết là của các địa phươn cùng với Bộ NN&PTNT theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, trong quý I là các công ty, các địa phương sẽ phải duyệt xong đề án chuyển đổi”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nói./.


Read more ...

CEO Starbucks: 'Là doanh nhân không phải là cuộc chơi cho mọi người'

Từ khu ổ chuột ở thị trấn Brooklyn, New York, một cậu bé luôn muốn “trèo qua hàng rào” để chiêm ngưỡng quang cảnh bên ngoài khu dân cư nghèo mình đang ở. Sau khi tốt nghiệp ngành truyền thông, cậu bé năm nào làm việc cho  Xerox rồi mở quán cà phê nhỏ mang tên Starbucks. Đó chính là Howard Schultz, chủ tịch kiêm CEO chuỗi cà phê nổi tiếng bậc nhất thế giới. Cuộc đời của ông truyền niềm cảm hứng cho nhiều người.
Sau đây là những bài học đáng giá từ Howard Schultz được trang Business Insider tổng hợp.
Tin tưởng vào chính mình
Trong cuốn sách "Onward: How Starbucks fought for it’s life without losing its soul, CEO Starbucks" chia sẻ: “Trưởng thành với kỷ luật. Cân bằng trực giác với sự chặt chẽ. Đổi mới xung quanh điểm cốt lõi. Đừng theo đuổi địa vị. Tìm những con đường mới để chiêm ngưỡng. Đừng bao giờ kỳ vọng một viên đạn bạc. Hãy để đôi tay bạn dính bẩn. Lắng nghe với sự đòng cảm và gia tiếp với sự minh bach.


Hãy kể câu chuyện của bạn, từ chối việc để người khác định hình bạn. Sử dụng những kinh nghiệm thực tế để truyền cảm hứng. Hãy bám chặt lấy những giá trị của bạn, chúng là nền tảng của bạn. Giữ mọi người chịu trách nhiệm nhưng cũng đem đến cho họ những công cụ để thành công. Hãy ra quyết định tại những thời điểm khủng hoảng. Hãy nhanh nhẹn. Tìm sự thật trong các thử nghiệm và bài học trong những sai lầm. Chịu trách nhiệm về những gì bạn nhìn thấy, nghe thấy, và thực hiện. Hãy tin tưởng. "
Thuê người thông minh hơn chính bạn
Trong cuốn sách kinh điển của mình, "Pour Your Heart Into It: How Starbucks Built A Company One Cup At A Time", Howard Schultz cho rằng: “Từ rất sớm, tôi đã nhận ra rằng tôi đã phải thuê những người thông minh và có năng lực hơn mình trong một số lĩnh vực khác nhau, và tôi đã phải buông bỏ việc ra rất nhiều quyết định. Tôi không thể cho bạn biết chúng khó khăn ra sao. Nhưng nếu bạn đã in dấu giá trị của mình vào những người xung quanh bạn, bạn có thể dám tin tưởng họ để thực hiện những bước đi đúng đắn."
Trở thành doanh nhân không phải là điều dễ dàng
"Khi chúng ta yêu một điều gì đó, cảm xúc thường thì dẫn dắt hành động của chúng ta.
Đây là món quà và thử thách những doanh nhân phải đối mặt hàng ngày. Những doanh nghiệp chúng ta mơ ước đến và xây dựng từ đầu là một phần của chúng ta và là thứ cá tính mạnh mẽ. Chúng là gia đình của chúng ta. Cuộc sống của chúng ta.
Nhưng cuộc hành trình kinh doanh không phải thứ dành cho tất cả mọi người.Những nấc thang sẽ cao hơn và những phần thường có thể trở nên kỳ vĩ. Nhưng những cú rơi, ngã có thể làm tan vỡ trái tim bạn. Các doanh nhân phải yêu những gì họ làm với sự cam kết kể cả khi nó đòi hỏi hy sinh, nhiều lúc còn đau đớn. Nhưng làm bất cứ điều gì khác, tôi nghĩ rằng, sẽ là không thể tưởng tượng được."

Truyền cảm hứng cho nhân viên
"Tuyên bố sứ mệnh của chúng tôi về việc đối xử mọi người với niềm trân trọng và ghi nhận không chỉ là lời nói mà còn là tín hiệu cho sự sống qua mỗi ngày. Bạn không thể mong đợi các nhân viên của mình vượt quá được sự mong đợi từ khách hàng nếu bạn không vượt quá được sự mong đợi về sự quản lý . Đó là một hợp đồng vô hình. "
Những giới hạn của may mắn
“Tôi tin rằng cuộc sống là một chuỗi của những lần bỏ lỡ gần kề. Rất nhiều thứ chúng ta gán cho nó là may mắn đều không phải là may mắn. những gì chúng ta gán cho may mắn không phải là may mắn cả. Đó là việc nắm lấy mỗi ngày và chấp nhận chịu trách nhiệm cho tương lai của bạn. Đó là việc nhìn thấy những gì người khác không nhận ra và theo đuổi tầm nhìn đó. "
Khi phải đưa ra những lựa chọn khó khăn
"Có những khoảnh khắc trong cuộc sống khi chúng ta thu hết can đảm để đưa ra những lựa chọn đó trái ngược với lý do, trái ngược lại cảm giác thông thường và lời khuyên khôn ngoan của những người chúng ta tin tưởng. Nhưng chúng ta dấn thân về phía trước một cách kiên định bởi mặc dù tất cả những rủi ro hay tranh luận hợp lý, chúng ta vẫn tin tưởng con đường đang lựa chọn là đúng đắn và tốt nhất để thực hiện. Chúng ta từ chối trở thành những người xung quanh, ngay cả khi chúng ta không biết chính xác những hành động đó sẽ dẫn tới điều gì.”
Học cách chịu trách nhiệm với thất bại
“Đã có lúc chúng tôi đứng trước toàn bộ công ty như những người đứng và gần như thú nhận rằng việc lãnh đạo đã thất bại với 180.000 nhân viên Starbucks và gia đình họ. Và thận chí lúc đó không ở trên vị trí CEO nhưng với cương vị là một chủ tịch, tôi cần phải biết nhiều hơn nữa.
Tôi phải chịu trách nhiệm. Chúng tôi phải thừa nhận với chính mình với mọi người rằng đó là những sai lầm do chúng tôi tạo ra. Một khi chúng tôi đã làm được việc chịu trách nhiệm, đó là một bước ngoặt mạnh mẽ. Nó giống như khi bạn có một bí mật và nói nó ra: Gánh nặng sẽ giảm bớt trên đôi vai của bạn”.


Read more ...
Designed By Dinhthupc Published.. Coffee