Vì sức khỏe người tiêu dùng

Vì sức khỏe người tiêu dùng
Cà phê sạch

Breaking News

Tình trạng cafe bẩn vẫn mất kiểm soát

Tuy đã có chiều hướng giảm trong một thời gian nhưng theo báo cáo của các cơ quan chức năng hiện nay tình trang cafe bẩn bắt đầu quay trở lại với nhiều hãng cafe mới với nhưng lời mời bán cafe sạch. Cơ quan chức năng sẽ làm gì để tiếp tục đẩy lùi vấn đề này

Không kiểm soát nổi chất lượng cà phê

Cà phê “đểu” tràn lan trên thị trường, song các cơ quan quản lý ở thủ phủ cà phê Đắc Lắc chủ yếu chỉ kiểm tra độ ẩm, hàm lượng caffeine trong sản phẩm có đúng với thông tin trên bao bì hay không.

Cafe bẩn bắt đầu quay trở lại


Không hiểu hết được tác hại của hóa chất 

Kết quả nghiên cứu trên 27 mẫu cà phê bột và cà phê hòa tan ở 30 cơ sở sản xuất cho thấy, ngoài nguyên liệu cà phê nhân, có 73,3% số cơ sở dùng thêm đậu nành, 46,7% số cơ sở dùng thêm bắp, 6,7% dùng thêm đậu đỏ.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, về phụ gia thực phẩm sử dụng cho chế biến cà phê, có 80% số cơ sở dùng caramel, 63,3% dùng tinh hoặc hương cà phê, 60% dùng bột vani; 96,7% số cơ sở dùng bơ các loại, 86,7% có dùng rượu, 3,3% số cơ sở dùng nước mắm…
Theo bà Nguyễn Thị Phương Lan – Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Đắc Lắc – đề tài nghiên cứu đã hoàn thành hơn 1 năm nay, nhiều lần tổ chức hội thảo, tuy nhiên đến nay chưa được công bố.
Thế nhưng, các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng cà phê ở thủ phủ cà phê Đắc Lắc thì không thể biết các thành phần chính trong sản phẩm cà phê bột là gì?
Bác sĩ Trần Văn Tiết – Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế tỉnh Đắc Lắc – cho biết: “Chất lượng các sản phẩm thức ăn, uống nói chung, trong đó có cà phê là do chủ đơn vị sản xuất, chế biến tự đăng ký, công bố chất lượng và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khi đưa sản phẩm ra thị trường, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm kiểm định mẫu, cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hợp quy. Việc các sản phẩm cà phê không đảm bảo chất lượng, chỉ được phát hiện khi có các đoàn kiểm tra, lấy mẫu phân tích thì mới biết được.
Tuy nhiên, tỉ lệ cà phê nhiều hay ít, các thành phần còn lại gồm những chất độn gì thì gần như không được kiểm tra, bóc tách để phân biệt. Cơ quan kiểm tra chất lượng cà phê chỉ giám sát độ ẩm và hàm lượng caffeine thôi. Kể cả hàm lượng caffeine trong các mẫu sản phẩm, cơ quan kiểm tra cũng không tách biệt được là từ tinh cà phê hay từ cà phê nhân”.
Rõ ràng, nếu chỉ phạt vì độ ẩm, hàm lượng caffeine không đúng với thông tin công bố trên bao bì là chưa đủ; bởi những chất độn, phụ gia, hóa chất này là gì, có tác hại đến sức khỏe người tiêu dùng ra sao mới là vấn đề quan trọng hơn.

Không ai chịu trách nhiệm

Ông Nguyễn Minh Tặng – Phó Chánh Thanh tra Sở NNPTNT Đắc Lắc – giải thích thêm về công tác quản lý nhà nước: “Từ xưa nay, việc quản lý, kiểm tra, công nhận hoặc xử phạt các sản phẩm thực phẩm đều do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh chủ trì. Các đơn vị như quản lý thị trường, thanh tra ngành nông nghiệp… chỉ tham gia đoàn liên ngành. Chỉ từ năm 2012, chức năng kiểm tra, quản lý chất lượng đối với sản phẩm nông – lâm thủy sản mới được giao cho Chi cục Quản lý chất lượng nông – lâm thủy sản thuộc Sở NNPTNT quản lý”.
Nhưng cũng theo ông Tặng, sản phẩm từ ruộng về tới bếp, chế biến ra thức ăn là do ngành nông nghiệp chịu trách nhiệm. Từ bếp, thực phẩm ra thị trường là do ngành công thương quản lý. Còn khi lên bàn ăn thì trách nhiệm thuộc về ngành y tế.
Như vậy, chức năng quản lý của các ngành, đơn vị còn chồng chéo, chưa phân định trách nhiệm rạch ròi nên chất lượng sản phẩm gần như không thể kiểm soát nổi.
Ông Tặng minh chứng, hầu hết các quyết định xử phạt tiền, buộc tiêu hủy, tái chế các sản phẩm cà phê không đạt chất lượng sau đợt kiểm tra đầu năm 2013 đều do Thanh tra Sở NNPTNT ký. Nhưng thanh tra sở không biết cụ thể là họ vi phạm gì, bởi việc kiểm tra, lấy mẫu phân tích, kết luận… đều do Chi cục Quản lý chất lượng nông – lâm thủy sản thực hiện.
Nói cách khác là một đơn vị đi kiểm tra, đem biên bản về cho một đơn vị ngồi ở nhà làm quyết định xử phạt. Nếu không phục, cơ sở bị xử phạt khiếu nại thanh tra sở, trong khi thanh tra sở lại không trực tiếp đi làm.
Ngay những “ông chủ” cơ sở sản xuất, chế biến cà phê bột – người đứng ra công bố chất lượng, chịu trách nhiệm pháp lý về chất lượng sản phẩm – cũng tù mù về các thành phần độc hại trong sản phẩm của mình. Nguyễn Văn Lâm – chủ cơ sở chế biến cà phê mang thương hiệu Nguyên Lâm – cho biết, chúng tôi chỉ rang, trộn các loại phụ gia, chất độn theo kinh nghiệm.
Để sản xuất cafe bẩn hiện nay rất dễ dàng . Hy vọng các cơ quan chức năng sẽ có biện pháp mạnh để đẩy lùi vấn đề này
Read more ...

Sự khác biết của cà phê tại Lào

Nằm ở phía tỉnh Champasak, phía Tây Nam đất nước Lào, gần biên giới Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, du khách có cơ hội tìm đến cao nguyên Bolaven, nơi được coi là “thiên đường cà phê” của xứ sở này, với sản lượng cà phê xuất ra chiếm 95% sản lượng cả nước.
Thiên đường cà phê ở Lào
Thiên đường cà phê ở Lào
Khí hậu ở nơi đây khá trong lành, lượng mưa hàng năm ổn định và đất đá màu mỡ quanh khu vực núi lửa đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng cà phê tại đây. Trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp 1975, chính thực dân Pháp đã mang hạt cà phê từ Việt Nam sang cao nguyên Bolaven. Từ đó, các gia đình Lào bắt đầu truyền thống trồng cà phê trên mảnh đất này.



Những người làm việc trên những nông trường cà phê chủ yếu là người dân bộ lạc Laven, một trong số rất nhiều dân tộc sống rải rác trong khu vực. Tổ tiên của họ chính là đế chế Khmer, rất thịnh vượng vào thế kỷ 9 đến 13. Bộ lạc Katu và Alak cũng trồng cà phê tại đây, tạo nên một bức tranh đậm đà bản sắc các dân tộc thiểu số ở Lào.




Ngày nay, người Lào sản xuất tới 25.000 tấn cà phê mỗi năm, phần lớn trong số đó là cà phê Robusta cực mạnh. Bữa sáng quen thuộc của người dân nơi đây chính là cà phê với sữa đặc. Tới Bolaven, du khách có cơ hội thưởng thức những cốc cà phê đậm đặc theo đúng truyền thống của người dân Lào tại các quán cà phê ven đường.



Trước đây, rất nhiều “phượt thủ” bỏ qua cao nguyên Bolaven để hướng tới vùng Si Phan Don, vùng phía Nam Campuchia hoặc hướng tới thủ đô Vientiane của Lào ở phía Bắc. Tuy nhiên, ngày nay, rất nhiều người đã lựa chọn lộ trình ngắm cảnh, khám phá văn hóa cà phê ở cao nguyên có độ cao từ 1.000 đến 3.000 mét này.



Chia cắt bởi khá nhiều con sông, cao nguyên có cảnh quan đa dạng với núi xen lẫn thác nước, nổi tiếng nhất là thác Taat Fang.



Một trong những cách lý tưởng để khám phá Bolaven là thuê xe máy ở thành phố Pakse và tham gia các tour với hành trình 2 – 3 ngày. Hầu hết các cửa hàng cho thuê xe trong thành phố đều cung cấp bản đồ và hướng dẫn tìm nhà nghỉ trong khu vực.



Du khách cũng có thể tận dụng thời gian ghé thăm luôn thành phố Pakse, cách Vientiane 600 km về phía Tây Bắc, được coi là cửa ngõ của Bolaven. Thành phố nằm bên bờ sông Sedone, sát cửa sông Mekong. Chùa Wat Luang là địa danh Phật giáo quan trọng nhất của thành phố.



Cách Pakse 50 km về phía Đông, bạn cũng có thể tới thăm thị trấn Paksong, chiêm ngưỡng những đồi cà phê bát ngát và ngắm nhìn người dân tộc thêu những tấm thảm truyền thống tuyệt đẹp.



Trái cà phê sạch Catimor của cao nguyên Paksong chín mọng.
Read more ...

Khí hậu thay đổi ảnh hưởng đến cà phê thế nào?

Nhiều diện tích cà phê ở Đắc Lắc – nơi góp 30% sản lượng cà phê cả nước năm ngoái - đã chết khô từ tháng 3. Tỉnh Lâm Đồng cũng trong tình trạng tương tự.
Giá cà phê Việt Nam tuần này đã giảm xuống 34,5 - 35,7 triệu đồng (1.586 – 1.641 USD)/tấn, mức thấp nhất trong vòng gần 16 tháng và một số chuyên gia nhận định giá có thể sẽ còn tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất 4 năm do giá thế giới sụt giảm.
Tuần trước, Volcafe (thuộc ED&F Man) đã nâng dự báo về sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2015/16 lên 154,5 triệu bao trên cơ sở sản lượng của Brazil và nhiều nước khác sẽ tăng. Sản lượng cà phê thế giới vụ 2014/15 cũng được điều chỉnh tăng thêm 1,6 triệu bao lên 143,8 triệu bao.

Tuy nhiên, xu hướng ở Việt Nam lại trái ngược. Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) ngày 8/5 công bố báo cáo cho biết niên vụ cà phê 2014/2015 đã thu hoạch xong với sản lượng giảm 20% so với niên vụ trước. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ chưa dừng lại.
Báo Guardian dẫn lời ông Nguyễn Văn Việt, một nông dân trồng cà phê 44 tuổi, cho biết lần mưa gần đây nhất cách nay đã gần 4 tháng. Sống ở miền Trung đã hai thập kỷ nay và ông chưa bao giờ thấy tình cảnh này. “Đây là đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng hơn thập kỷ, một số người còn không có đủ nước để uống”, ông Việt cho biết.
Đối với ông Việt và hàng những người trồng cà phê khác, vụ mùa này thật tồi tệ. Hạn hán kéo dài đã ảnh hưởng đến tất cả 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên – nơi chiếm 60% sản lượng của cả nước.
“Thông thường, mưa bắt đầu đến từ tháng 3 hoặc tháng 4, nhưng năm nay cho đến giờ vẫn chưa có mưa”, ông Việt cho biết, và theo kinh nghiệm của ông thì: “việc trồng cà phê ngày càng trở nên khó khăn hơn bởi thiếu nước. Nhiệt độ đang ngày càng tăng, còn mưa thì ngày càng giảm”.
Vườn cà phê gần 4.000 m2 của ông ở Đắc Lắc năm nay bị mất trắng.
Nhiều diện tích cà phê ở Đắc Lắc – nơi góp 30% sản lượng cà phê cả nước năm ngoái - đã chết khô từ tháng 3. Tỉnh Lâm Đồng cũng trong tình trạng tương tự.
Nghịch lý là trong khi vụ mùa tới sản lượng có thể sẽ giảm mạnh thì xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm 2015 lại giảm gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái, ước tính chỉ đạt 578 nghìn tấn, trị giá 1,2 tỷ USD (giảm lần lượt 39,4% và 38%).
Việt Nam là nước sản xuất robusta lớn nhất thế giới. Đây là loại thường được sử dụng để chế biến cà phê hòa tan và cà phê espresso.
Cây cà phê được người Pháp đưa vào trồng ở Việt Nam từ thế kỷ 19. Loại cây này phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở một số khu vực của Việt Nam, và mấy thập kỷ qua đã giúp nhiều người dân thoát nghèo. Ngành này phát triển nhanh chóng vào những năm 1990, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, và cung cấp khoảng 1/4 cho thị trường Anh.
Tuy nhiên, tình trạng phá rừng, độc canh cây cà phê và sử dụng nhiều thuốc trừ sâu đã làm ảnh hưởng tới môi trường ở những khu vực này, góp phần làm gia tăng biến đổi khí hậu và cạn kiệt nguồn nước.
Từ năm 1960, nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng 0,40C, và số ngày nóng trung bình năm cũng tăng lên.
Liên Hiệp Quốc dự báo sự biến đổi khí hậu sẽ làm cho nhiệt độ tăng 2,3 độ C vào năm 2100. Số ngày nóng ở Tây Nguyên dự báo sẽ tăng lên 134 vào năm 2050 và 230 vào năm 2100. Mặc dù giống cà phê robusta chịu nhiệt đột cao tốt hơn arabica, song việc nhiệt độ tăng có thể sẽ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây.
“Nếu nhiệt độ tăng quá ngưỡng thì hoa sẽ không đậu quả”, ông Dave D'Haeze, chuyên gia tư vấn về môi trường thuộc Hanns R Neumann Foundation cho biết.
Nhưng những vấn đề đó còn chưa xảy ra. Vấn đề chính lúc này là thiếu nước. Lượng mưa ở tỉnh Đắc Lắc cho tới nay ít hơn 86% so với năm ngoái. Ở Lâm Đồng, mức nước ở các hồ chứa hiện cũng thấp hơn 1 mét so với năm ngoái.
Việc mở rộng các vườn cà phê trong những năm gần đây khiến tình trạng thiếu nước càng trở nên trầm trọng.
“Vấn đề lớn nhất là các vườn cà phê phụ thuộc vào hệ thống nước tưới”, ông Kerstin Linne, nhà tư vấn đã có công trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam cho biết. “Nông dân đang sử dụng nước ngầm và nguồn nước ngầm đã suy giảm. Với nhiệt độ tăng, nước sẽ bốc hơi nhiều hơn và tần suất cũng như mực nước mưa cũng sẽ thay đổi. Tuy nhiên, việc khai thác nước ngầm hiện nay vẫn được tự do (không có sự kiểm soát) và ngay cả nông dân cũng không biết rõ mình sử dụng bao nhiêu nước”.
Mặc dù các dự báo cho rằng sự biến đổi khí hậu ở Việt Nam sẽ khiến cho lượng mưa vào mùa mưa nhiều hơn trước, song theo Liên Hiệp Quốc thì vào mùa khô lượng mưa sẽ giảm 20%.
Ông D'Haeze đang làm việc cùng những người trồng cà phê để xác định chính xác lượng nước sử dụng để tưới cho cây cà phê. Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp thì vào khoảng 400-500 lít cho mỗi cây, song ông D'Haeze cho rằng thực tế cần ít hơn, chỉ khoảng 350 lít.
“Hiện chúng tôi cho rằng lượng nước đang sử dụng để tưới là quá nhiều”, ông D'Haeze cho biết, và thêm rằng: “Nếu mọi người đều sử dụng đúng lượng nước vào đúng thời điểm, chúng tôi cho rằng sẽ có đủ nước cho mùa khô”.
Read more ...

Khô hạn dẫn đến khó khăn cho người trồng cà phê

Sông, suối khô kiệt gần một tháng nay khiến nhiều vùng cà phê bạt ngàn ở Đắk Lắk lâm cảnh lao đao do thiếu nước tưới. Người dân Tp. Buôn Ma Thuột hiện nay đang trong cảnh có nước 24/24h tức là 24 tiếng cắt nước và 24 tiếng có nước…
Giữa trưa nắng chang chang, ông Bùi Đình Công, ở thôn Xuân Hà, xã Ea Đăh, H.Krông Năng (Đắk Lắk), vẫn kiên nhẫn chờ nước mạch rỉ ra đọng lại thành vũng giữa lòng sông lởm chởm đá. Vũng nước chừng 3 m3 được bơm lên tưới cho khoảng chục cây cà phê rồi máy bơm lại nghỉ, chờ nước rỉ ra để hút tiếp. Cứ thế 3 ngày nay, ông Công cố bám lấy lòng sông để cứu những cây cà phê đang khát nước, héo rũ. “Chưa bao giờ sông Krông Năng cạn như năm nay. Mọi năm, sau Tết âm lịch nước vẫn còn chảy đủ tưới vài đợt, nay đã cạn từ đầu nguồn nên ở cuối nguồn này đành chịu cảnh khô kiệt”, ông Công rầu rĩ.

Theo ông Công, để cứu 4 ha cà phê, gia đình ông dự tính mua nước tưới từ một hồ thủy lợi cách đó 1,5 km, mỗi giờ hút nước chuyển về phải trả cho chủ hồ gần 100.000 đồng. Thế nhưng, sau khi tính toán không có điện lưới, còn chạy máy bơm bằng dầu thì chi phí quá lớn nên ông Công từ bỏ ý định.
“Ông Trang Quang Thành, Giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Lắk cho rằng, để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, tránh khô hạn hằng năm, gây thiệt hại như vụ đông xuân này, tỉnh Đắk Lắk đang cần trung ương đầu tư các dự án trồng rừng để giữ nước, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn; xây dựng thêm các công trình thủy lợi lớn, nâng cấp các công trình thủy lợi vừa và nhỏ mới đáp ứng đủ nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt..”
Phía bên này sông Krông Năng, ông Nguyễn Ngọc Sơn, ở thôn Xuân Đạt, xã Phú Xuân, cũng kêu khổ với hạn. Vườn cà phê 1,7 ha của ông Sơn đang héo úa do đầu mùa khô đến nay mới tưới được một đợt, chưa kịp tưới đợt 2 thì con sông dưới chân rẫy đã khô khốc. “Tôi dự định thuê người khoan giếng lấy nước cứu cà phê nhưng đang chần chừ vì vùng này đá nhiều, chỉ sợ khoan tốn kém mà không gặp nước”, ông Sơn trần tình.
Theo ông Lê Rế, Trưởng phòng NN-PTNT H.Krông Năng, cả huyện có trên 26.000 ha cà phê, nhưng các công trình thủy lợi chỉ đủ tưới khoảng 25% diện tích; 50% diện tích tưới bằng sông, suối tự nhiên; còn lại tưới bằng nước giếng khoan, giếng đào. Hiện con sông duy nhất (Krông Năng) chảy qua 7 xã đã khô kiệt, đồng nghĩa với việc một nửa diện tích cà phê của huyện lâm cảnh thiếu nước. Ông Rế cho biết: “Phòng NN-PTNT đang nghiên cứu phương án bơm nước từ hồ Ea Rông 1 đưa về cứu cà phê cho các xã cuối nguồn như Phú Xuân, Ea Đắh, nhưng cũng chỉ đủ nước một đợt tưới, không ăn thua”.
Theo Sở NN-PTNT Đắk Lắk, đến giữa tháng 3, hơn 4.300 ha cây trồng của tỉnh bị khô hạn nặng; trong đó có 3.200 ha cà phê, hơn 1.000 ha lúa đông xuân; thiệt hại ước trên 128 tỉ đồng. Sở này cũng nhận định đến cuối tháng, diện tích khô hạn tăng lên với 15.000 ha cà phê, 5.000 ha lúa; ngoài ra khoảng 6.000 hộ dân ở 6 huyện thiếu nước sinh hoạt.


Read more ...

Nông dân trắng tay với 700ha cafe chết đứng




Nhiều hộ nông dân tại xã Đa Nhim, Đạ Chais, Xã Lát, Đạ Sa, Đưng K’Nớ của thị trấn Lạc Dương và xã Tà Nung (thành phố Đà Lạt) đang điêu đứng với gần 700 ha cà phê cháy khô.



Năm xã thuộc huyện Lạc Dương và xã Tà Nung (TP Đà Lạt), tỉnh Lâm Đồng vừa hứng chịu đợt sương muối làm cây cà phê tại khu vực này bị cháy lá hư hại nặng

Nguy cơ nợ nần

“Năm ngoái cà phê mất mùa, chúng tôi phải bù lỗ gần cả trăm triệu đồng cho việc tưới nước, bón phân...Cứ nghĩ năm nay sẽ cứu lỗ cho năm trước, nhưng không ngờ đợt sương muối cách đây hơn 1 tuần làm tiêu tan hy vọng gỡ lại vốn. Xem như vụ này trắng tay, chúng tôi tiếp tục nợ nần vì đã vay tiền ngân hàng mua phân bón”, nông dân Đà Góut K’Hai ứa nước nước mắt nói. Còn ông Rơ K’Bin (thôn 3, xã Tà Nung, TP Đà Lạt) có 1 ha cà phê đã cháy khô từ giữa thân lên đến ngọn. Nhìn rẫy cà phê của mình đang chết đứng, ông Rơ K’Bin xót xa nói: “Mỗi năm chỉ nhờ vào thu hoạch cà phê này để trang trải cuộc sống gia đình. Thế mà cây cà phê gần như cháy hết rồi lấy đâu tiền mua gạo, nuôi vợ con. Bây giờ tôi chỉ mong chính quyền có kinh nghiệm gì hướng dẫn cho bà con làm sống lại vườn cà phê”. Ông Nguyễn Minh Hùng, Chủ tịch Hội nông dân xã Tà Nung (TP Đà Lạt) cho biết, toàn xã có 22 hộ dân trồng 109 ha cà phê, trong đó có 12 ha cà phê đang ra hoa bị ảnh hưởng đợt sướơg muối vừa rồi. Theo ông Hùng, do thời tiết khô hạn, sương muối tấn công nên nhiều ha cà phê bị cháy khô. Biện pháp mà bà con đang áp dụng là chặt bỏ cành khô, tưới nước nhiều để tạo thành mầm mới, hoặc cắt bỏ thân cây phần trên để lại phần dưới mới hy vọng làm sống lại cây cà phê vào mùa vụ tới.


Nỗ lực khắc phục

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thon tỉnh Lâm Đồng, đợt sương muối từ ngày 10 đến 13/3 đã gây thiệt hại hại trên 600 ha chè, 20 ha rau, dâu tây và thiệt hại nặng nề nhất là cây cà phê tại huyện Lạc Dương, mức độ thiệt hại đối với cây cà phê trên 3 tuổi là 100%. Cây cà phê phải chặt bỏ 1/2 thân cây để tranh thủ ra cành, tạo trái vào vụ tới. Sở khuyến cáo bà con nông dân chặt bỏ cà phê đã cháy khô hoàn toàn, tiến hành trồng lại ngay trong tháng 5 đến tháng 6 năm 2015. Trong thời gian tái canh, bà con nên trồng xen các loại đậu, bắp, khoai môn... vào giữa hàng cà phê để có thêm thu nhập. Còn cây cà phê bị hư hại nhẹ nên cắt bỏ ngay những cành bị cháy càng sớm càng tốt, hoặc cắt sâu cắt bỏ ½ thân cây, thu gom cành, lá và cỏ dại tủ gốc để hạn chế thoát hơi nước. Đồng thời, nông dân tích cực tưới nước, bón phân vào đầu tháng 4/2015 để cà phê tạo thành cành mới. Ngoài ra, bà con trồng bổ sung những cây ăn quả như hồng, bơ, muồng... xung quanh vườn cà phê để chắn gió, làm bóng che hạn chế sương muối tấn công. Sở cũng đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ hỗ trợ cây giống, phân bón cho các hộ dân, trong đó ưu tiên các hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc; chỉ đạo các ngân hàng cho giản nợ đối với những hộ dân có vay vốn chăm sóc cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Theo Zing


Read more ...

Lọa bỏ những công ty cà phê kém chất lượng

Nhiều doanh nghiệp cà phê ở Tây Nguyên phải giải thể do thua lỗ kéo dài và khoán trắng đất đai cho dân sản xuất.
Thực hiện Nghị quyết 30 (năm 2014) của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông lâm nghiệp, sẽ có nhiều doanh nghiệp cà phê ở Tây Nguyên phải giải thể do thua lỗ kéo dài và khoán trắng đất đai cho dân sản xuất.

Toàn vùng Tây Nguyên hiện có 110 doanh nghiệp nhà nước đang quản lý gần 1,14 triệu ha đất. Bên cạnh đó, các đơn vị kinh tế quân đội trên địa bàn cũng quản lý khoảng 80.000 ha đất. 

Theo Nghị quyết 30, năm 2014 của Bộ Chính trị, Nghị định 118 của Chính phủ, tất cả các đơn vị này đều phải thực hiện việc sắp xếp, chuyển đổi, nâng cao hiệu quả hoạt động, nhằm quản lý đất đai tốt hơn và huy động được các nguồn lực để phát triển.


loai-bo-co-so-kem-chat-luong


Ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, qua rà soát bước đầu, việc giữ lại các công ty 100% vốn nhà nước ở Tây Nguyên là rất ít, chỉ còn một vài công ty nông nghiệp trồng, chế biến cao su gắn với thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh, công ty lâm nghiệp có trên 70% diện tích là rừng tự nhiên buộc phải giữ.


Cũng theo ông Tuấn, sẽ có rất ít công ty chuyển đổi theo mô hình TNHH 2 thành viên. Số công ty còn lại đều phải thực hiện cổ phần hóa và có một số lượng lớn công ty sẽ phải giải thể. Đến nay hệ thống văn bản hướng dẫn đã đầy đủ, việc thực hiện sắp xếp chuyển đổi các công ty thành công hay không phụ thuộc vào các địa phương.


Theo đó, các công ty sẽ buộc phải giải thể theo 3 tiêu chí: Doanh nghiệp 3 năm liên tiếp làm ăn thua lỗ; doanh nghiệp được giao khoán nhưng không quản lý được đất đai theo kiểu khoán trắng; Doanh nghiệp quản lý đất có quy mô nhỏ dưới 1.000 ha đối với công ty lâm nghiệp và dưới 500 ha đối với công ty nông nghiệp.


“Nếu áp dụng theo những tiêu chí này thì hầu hết những doanh nghiệp cà phê trên địa bàn sẽ phải giải thể. Do đó, việc giải quyết cần phải có sự phối hợp chặt chẽ và thực hiện quyết liệt, trước hết là của các địa phươn cùng với Bộ NN&PTNT theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, trong quý I là các công ty, các địa phương sẽ phải duyệt xong đề án chuyển đổi”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nói./.


Read more ...

CEO Starbucks: 'Là doanh nhân không phải là cuộc chơi cho mọi người'

Từ khu ổ chuột ở thị trấn Brooklyn, New York, một cậu bé luôn muốn “trèo qua hàng rào” để chiêm ngưỡng quang cảnh bên ngoài khu dân cư nghèo mình đang ở. Sau khi tốt nghiệp ngành truyền thông, cậu bé năm nào làm việc cho  Xerox rồi mở quán cà phê nhỏ mang tên Starbucks. Đó chính là Howard Schultz, chủ tịch kiêm CEO chuỗi cà phê nổi tiếng bậc nhất thế giới. Cuộc đời của ông truyền niềm cảm hứng cho nhiều người.
Sau đây là những bài học đáng giá từ Howard Schultz được trang Business Insider tổng hợp.
Tin tưởng vào chính mình
Trong cuốn sách "Onward: How Starbucks fought for it’s life without losing its soul, CEO Starbucks" chia sẻ: “Trưởng thành với kỷ luật. Cân bằng trực giác với sự chặt chẽ. Đổi mới xung quanh điểm cốt lõi. Đừng theo đuổi địa vị. Tìm những con đường mới để chiêm ngưỡng. Đừng bao giờ kỳ vọng một viên đạn bạc. Hãy để đôi tay bạn dính bẩn. Lắng nghe với sự đòng cảm và gia tiếp với sự minh bach.


Hãy kể câu chuyện của bạn, từ chối việc để người khác định hình bạn. Sử dụng những kinh nghiệm thực tế để truyền cảm hứng. Hãy bám chặt lấy những giá trị của bạn, chúng là nền tảng của bạn. Giữ mọi người chịu trách nhiệm nhưng cũng đem đến cho họ những công cụ để thành công. Hãy ra quyết định tại những thời điểm khủng hoảng. Hãy nhanh nhẹn. Tìm sự thật trong các thử nghiệm và bài học trong những sai lầm. Chịu trách nhiệm về những gì bạn nhìn thấy, nghe thấy, và thực hiện. Hãy tin tưởng. "
Thuê người thông minh hơn chính bạn
Trong cuốn sách kinh điển của mình, "Pour Your Heart Into It: How Starbucks Built A Company One Cup At A Time", Howard Schultz cho rằng: “Từ rất sớm, tôi đã nhận ra rằng tôi đã phải thuê những người thông minh và có năng lực hơn mình trong một số lĩnh vực khác nhau, và tôi đã phải buông bỏ việc ra rất nhiều quyết định. Tôi không thể cho bạn biết chúng khó khăn ra sao. Nhưng nếu bạn đã in dấu giá trị của mình vào những người xung quanh bạn, bạn có thể dám tin tưởng họ để thực hiện những bước đi đúng đắn."
Trở thành doanh nhân không phải là điều dễ dàng
"Khi chúng ta yêu một điều gì đó, cảm xúc thường thì dẫn dắt hành động của chúng ta.
Đây là món quà và thử thách những doanh nhân phải đối mặt hàng ngày. Những doanh nghiệp chúng ta mơ ước đến và xây dựng từ đầu là một phần của chúng ta và là thứ cá tính mạnh mẽ. Chúng là gia đình của chúng ta. Cuộc sống của chúng ta.
Nhưng cuộc hành trình kinh doanh không phải thứ dành cho tất cả mọi người.Những nấc thang sẽ cao hơn và những phần thường có thể trở nên kỳ vĩ. Nhưng những cú rơi, ngã có thể làm tan vỡ trái tim bạn. Các doanh nhân phải yêu những gì họ làm với sự cam kết kể cả khi nó đòi hỏi hy sinh, nhiều lúc còn đau đớn. Nhưng làm bất cứ điều gì khác, tôi nghĩ rằng, sẽ là không thể tưởng tượng được."

Truyền cảm hứng cho nhân viên
"Tuyên bố sứ mệnh của chúng tôi về việc đối xử mọi người với niềm trân trọng và ghi nhận không chỉ là lời nói mà còn là tín hiệu cho sự sống qua mỗi ngày. Bạn không thể mong đợi các nhân viên của mình vượt quá được sự mong đợi từ khách hàng nếu bạn không vượt quá được sự mong đợi về sự quản lý . Đó là một hợp đồng vô hình. "
Những giới hạn của may mắn
“Tôi tin rằng cuộc sống là một chuỗi của những lần bỏ lỡ gần kề. Rất nhiều thứ chúng ta gán cho nó là may mắn đều không phải là may mắn. những gì chúng ta gán cho may mắn không phải là may mắn cả. Đó là việc nắm lấy mỗi ngày và chấp nhận chịu trách nhiệm cho tương lai của bạn. Đó là việc nhìn thấy những gì người khác không nhận ra và theo đuổi tầm nhìn đó. "
Khi phải đưa ra những lựa chọn khó khăn
"Có những khoảnh khắc trong cuộc sống khi chúng ta thu hết can đảm để đưa ra những lựa chọn đó trái ngược với lý do, trái ngược lại cảm giác thông thường và lời khuyên khôn ngoan của những người chúng ta tin tưởng. Nhưng chúng ta dấn thân về phía trước một cách kiên định bởi mặc dù tất cả những rủi ro hay tranh luận hợp lý, chúng ta vẫn tin tưởng con đường đang lựa chọn là đúng đắn và tốt nhất để thực hiện. Chúng ta từ chối trở thành những người xung quanh, ngay cả khi chúng ta không biết chính xác những hành động đó sẽ dẫn tới điều gì.”
Học cách chịu trách nhiệm với thất bại
“Đã có lúc chúng tôi đứng trước toàn bộ công ty như những người đứng và gần như thú nhận rằng việc lãnh đạo đã thất bại với 180.000 nhân viên Starbucks và gia đình họ. Và thận chí lúc đó không ở trên vị trí CEO nhưng với cương vị là một chủ tịch, tôi cần phải biết nhiều hơn nữa.
Tôi phải chịu trách nhiệm. Chúng tôi phải thừa nhận với chính mình với mọi người rằng đó là những sai lầm do chúng tôi tạo ra. Một khi chúng tôi đã làm được việc chịu trách nhiệm, đó là một bước ngoặt mạnh mẽ. Nó giống như khi bạn có một bí mật và nói nó ra: Gánh nặng sẽ giảm bớt trên đôi vai của bạn”.


Read more ...

Văn hóa cà phê trên thế giới

Cà phê được tiêu thụ ở các nước khác trên thế giới như thế nào? Đã thực hiện một số quốc gia ngẫu nhiên mà cà phê thực hiện nghiêm túc, và so sánh các nền văn hóa cà phê trên thế giới.

van-hoa-ca-phe-tren-the-gioi
Văn hóa cà phê trên khắp thế giới


1. Pháp Café au Lait


Loại cà phê này nổi tiếng (chỉ đơn giản là cà phê kết hợp với sữa nóng trong một cốc hoặc ly lớn) đã làm cho khách du lịch  đến bờ biển của Vương quốc Anh thời gian trước đây nhiều hơn. Chủ yếu được uống vào thời điểm ăn sáng, và theo truyền thống phục vụ trong một tách đủ rộng để cho phép một bánh sừng trâu được nhúng vào sẵn ở  bất cứ nơi nào và về cơ bản như một công thức cà phê có thể được .Họ đã góp phần còn lại của thế giới trong những năm gần đây, với các cửa hàng Starbucks quen thuộc ở mỗi thành phố lớn.


2. Ý Cappuccino, Latte, Mocha, Ristretto, Macchiato 


Công bằng để nói rằng người Ý biết một chút về cà phê, và chủ yếu  nhiều là pha chế mà bạn sẽ thấy trong bất kỳ chi nhánh của Costa. Không phải là bạn sẽ tìm thấy một chi nhánh của Costa ở Ý, mặc dù họ không làm chuỗi cửa hàng cà phê, quán bar và quán cà phê thay thế. Họ không uống rượu pha cà phê (mà theo nghĩa đen chỉ có nghĩa là 'sữa') và hiếm khi thêm xi-rô, kem và hương liệu khác như vậy, thay vào đó uống chủ yếu là cà phê sạch nguyên chất .

Hầu hết các thương hiệu nổi tiếng nhất của hạt cà phê là Ý, như Lavazza, Segafredo và Illy.

3. Thổ Nhĩ Kỳ 

Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ là hiếm thấy ở Anh, chủ yếu là bởi vì nó rất xa. Nó thường được phục vụ từ một người pha chế trong chén nhỏ đen và vô cùng ngọt ngào. Công dân Thổ Nhĩ Kỳ đến đây để sống hoặc làm việc ở Anh sẽ không tìm thấy bất kỳ cà phê phổ biến rộng rãi mà sẽ nhắc nhở họ về nhà, và vì vậy họ thường uống cà phê hoặc Ristretto với rất nhiều đường, hoặc đơn giản là làm cho cà phê truyền thống Thổ Nhĩ Kỳ mình ở nhà.

4. Cuba


Một quốc gia mà mật độ trồng cà phê nhiều Nhiều người dân Cuba uống cà phê vào buổi sáng, trong suốt cả ngày và đặc biệt là sau bữa ăn. Nó không mạnh bằng cà phê các quốc gia khác  tuy nhiên với cách pha của Thổ Nhĩ Kỳ, và là khá chấp nhận được với khẩu vị của  người châu Âu

5. Các nền văn hóa khác

Ở Ả Rập Saudi và các nền văn hóa Ả Rập khác, nghi lễ cà phê theo nhiều quy tắc của nghi thức, bao gồm cả luôn luôn phục vụ những người lớn tuổi đầu tiên.Họ trộn thêm trái cây phơi khô để bù đắp cho sự cay đắng của cà phê.

Ở Mexico, Café de olla là cà phê pha với quế trong chậu đất nung. Không mùi vị cho tất cả mọi người, những người Mexico nói rằng nó sẽ đưa ra các hương vị của cà phê. Theo khẩu vị của riêng họ

Ở Việt Nam, thì mọi người uống cà phê đá trong nhiều năm. Khác với các quốc gia khác , tuy nhiên, ở Việt Nam thích uông cà phê pha thêm chút đậu nành và với sữa đặc

Read more ...
Designed By Dinhthupc Published.. Coffee